Tiêu chuẩn ngành sơn, vecni, mực in – Phương pháp xác định độ mịn
Tiêu chuẩn ngành sơn, vecni, mực in – Phương pháp xác định độ mịn
Theo Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN-2091:1993
1. ĐỘ MỊN LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN CHO MẪU SƠN, VECNI, MỰC IN?
- Độ mịn là một trong những tính chất quan trọng để đánh giá chất lượng của sản phẩm.
- Các hạt sơn, vecni, mực in càng mịn thì độ phân tán càng tốt, giúp các hạt mẫu dễ thấm ướt và tạo ra ít khoảng trống giữa các hạt. Làm màu sắc sơn, mực in, vecni được đồng đều, bề mặt mịn và bóng đẹp hơn.
- Khi khuấy trộn mẫu không bị rời nhau, gây ra hiện tượng kết tủa, giúp cải thiện độ ổn định mẫu khi bảo quản.
- Ngoài ra độ mịn còn ảnh hưởng tới độ bóng, độ bền màu và độ ổn định của mẫu.
- Vì vậy xác định độ mịn là một chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đánh giá chất lượng Sơn, Mực in, Vecni.
2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN:
- Hiện nay phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để xác định là sử dụng Thước đo độ mịn. Vì ưu điểm của thước đo độ mịn là sử dụng tiện lợi, nhanh gọn, đơn giản, dễ sử dụng và tiết kiệm kinh phí. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được thước đo độ mịn như nhân viên trong phòng nghiên cứu sản phẩm, QC và các bạn công nhân.
- Thước đo độ mịn là một khối thép không rỉ, chống ăn mòn cao vì tính đặc thù tiếp xúc với các mẫu có độ ăn mòn cao như sơn, mực in, vecni. Nên thước đo độ mịn phải dễ dàng vệ sinh, độ bền và khả năng chống ăn mòn tốt.
- Thước đo độ mịn có kích thước chung là Dài 175mm, Rộng 65mm, Dày 13mm. Kích thước này sẽ thay đổi tùy vào từng hãng và từng model.
- Trên bề mặt thước sẽ được khắc 1 hoặc 2 rãnh, với độ dài khoảng 140mm, rộng 12.5mm. Song song với chiều dài của thân thước.
- Thước đo độ mịn có 3 loại phổ biến là Thước 1 rãnh, Thước 2 rãnh và Thước có rãnh rộng.
- Dưới đây là hình ảnh của 3 loại thước kiểm tra độ mịn phổ biến.
Thước kiểm tra độ mịn
Lưu ý: Khi dùng thước đo độ mịn, tuy rằng phương pháp này rất đơn giản nhưng nếu nhân viên sử dụng không thành thạo theo tiêu chuẩn, kết quả sẽ dẫn tới độ lệch tương đối lớn đặc biệt khi đánh giá các mẫu có độ mịn càng nhỏ.
3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯỚC ĐO ĐỘ MỊN THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN-2091:1993 (ISO1524):
Bước 1: Chọn thước đo độ mịn
Trước khi thử nghiệm cần chọn chính xác thang đo của thước đo độ mịn. Điều này rất quan trọng vì chúng sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của thước đo. Nên chọn theo tham khảo dưới đây:
Thang đo thước đo độ mịn (um) | Giá trị độ chia tối thiểu (um) | Thang đo mẫu đề xuất (um) |
0-25 | 2.5 | 5~15 |
0-50 | 5 | 15~40 |
0-100 | 10 | 40~90 |
Bước 2: Kiểm tra tấm gạt và thước độ mịn có bị hư hỏng không.
Bước 3: Đổ 1 lượng mẫu vừa đủ lên rãnh và làm cho mẫu hơi tràn ra 1 chút. Chú ý không để không khí lọt vào mẫu.
Bước 4: Dùng 2 tay tác động lực cân bằng lên tấm gạt được cấp kèm theo để kéo mẫu.
Khi kéo đặt tấm gạt vuông góc 90 độ. Sau đo nghiêng nhẹ miếng gạt về phía trước để miếng gạt tạo với thước 1 góc 30 độ. Sau đó kéo đều mẫu trong 1-2 giây về phía cuối thước.
Riêng đối với mẫu lỏng như mực in, chất lỏng khác, để tránh kết quả thấy, nên kéo thước khoảng 5 giây.
Bước 5: Quan sát và đọc kết quả mẫu. Nên đọc trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, không làm ảnh hưởng tới kết quả đo mẫu.
Đối với những mẫu bị lưu biến, nên thêm 1 lượng nhỏ dung dịch pha loãng vào mẫu, và khuấy đều tay. Sau đó kiểm tra lại. Cần ghi lại độ pha loãng trong báo cao. Vì đôi khi độ pha loãng có thể kết tụ hoặc làm ảnh hưởng tới kết quả đo độ mịn.
Đọc kết quả sau khi kiểm tra:
- Quan sát vị trí xuất hiện các hạt dày đặc, nơi có từ 5-10 hạt trong dải rộng 3mm ngang qua rãnh. Loại bỏ các chấm hạt phân tán ở phía trên các chấm hạt dày.
- Nếu thước đo độ mịn có thang đo 0-100um, độ đọc là 5um.
- Nếu thước đo độ mịn có thang đo 0-50um, độ đọc là 2um.
- Nếu thước đo độ mịn có thang đo 0-25um, độ đọc là 1um.
- Theo như kết quả kiểm tra bên dưới, giá trị độ mịn mẫu đo được là 45um.
Xác định độ mịn theo tiêu chuẩn việt nam 2091 1993
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Ms.Yến – 094 936 0692 (Zalo)
Email: yenluu010@gmail.com
Skype: citi.yeudau