Author - Lưu Thị Yến

Xác định độ mịn theo tiêu chuẩn việt nam 2091 1993

Tiêu chuẩn ngành sơn, vecni, mực in – Phương pháp xác định độ mịn

Tiêu chuẩn ngành sơn, vecni, mực in – Phương pháp xác định độ mịn

Theo Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN-2091:1993

1. ĐỘ MỊN LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN CHO MẪU SƠN, VECNI, MỰC IN?

  • Độ mịn là một trong những tính chất quan trọng để đánh giá chất lượng của sản phẩm.
  • Các hạt sơn, vecni, mực in càng mịn thì độ phân tán càng tốt, giúp các hạt mẫu dễ thấm ướt và tạo ra ít khoảng trống giữa các hạt. Làm màu sắc sơn, mực in, vecni được đồng đều, bề mặt mịn và bóng đẹp hơn.
  • Khi khuấy trộn mẫu không bị rời nhau, gây ra hiện tượng kết tủa, giúp cải thiện độ ổn định mẫu khi bảo quản.
  • Ngoài ra độ mịn còn ảnh hưởng tới độ bóng, độ bền màu và độ ổn định của mẫu.
  • Vì vậy xác định độ mịn là một chỉ tiêu không thể thiếu trong việc đánh giá chất lượng Sơn, Mực in, Vecni.

2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN:

  • Hiện nay phương pháp đơn giản và phổ biến nhất để xác định là sử dụng Thước đo độ mịn. Vì ưu điểm của thước đo độ mịn là sử dụng tiện lợi, nhanh gọn, đơn giản, dễ sử dụng và tiết kiệm kinh phí. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được thước đo độ mịn như nhân viên trong phòng nghiên cứu sản phẩm, QC và các bạn công nhân. 
  • Thước đo độ mịn là một khối thép không rỉ, chống ăn mòn cao vì tính đặc thù tiếp xúc với các mẫu có độ ăn mòn cao như sơn, mực in, vecni. Nên thước đo độ mịn phải dễ dàng vệ sinh, độ bền và khả năng chống ăn mòn tốt.
  • Thước đo độ mịn có kích thước chung là Dài 175mm, Rộng 65mm, Dày 13mm. Kích thước này sẽ thay đổi tùy vào từng hãng và từng model.
  • Trên bề mặt thước sẽ được khắc 1 hoặc 2 rãnh, với độ dài khoảng 140mm, rộng 12.5mm. Song song với chiều dài của thân thước.
  • Thước đo độ mịn có 3 loại phổ biến là Thước 1 rãnh, Thước 2 rãnh và Thước có rãnh rộng.
  • Dưới đây là hình ảnh của 3 loại thước kiểm tra độ mịn phổ biến.

Thước kiểm tra độ mịn

Thước kiểm tra độ mịn

Lưu ý: Khi dùng thước đo độ mịn, tuy rằng phương pháp này rất đơn giản nhưng nếu nhân viên sử dụng không thành thạo theo tiêu chuẩn, kết quả sẽ dẫn tới độ lệch tương đối lớn đặc biệt khi đánh giá các mẫu có độ mịn càng nhỏ.

3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯỚC ĐO ĐỘ MỊN THEO TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN-2091:1993 (ISO1524):

Bước 1: Chọn thước đo độ mịn

Trước khi thử nghiệm cần chọn chính xác thang đo của thước đo độ mịn. Điều này rất quan trọng vì chúng sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của thước đo. Nên chọn theo tham khảo dưới đây:

Thang đo thước đo độ mịn (um)Giá trị độ chia tối thiểu (um)Thang đo mẫu đề xuất (um)
0-252.55~15
0-50515~40
0-1001040~90

Bước 2: Kiểm tra tấm gạt và thước độ mịn có bị hư hỏng không.

Bước 3: Đổ 1 lượng mẫu vừa đủ lên rãnh và làm cho mẫu hơi tràn ra 1 chút. Chú ý không để không khí lọt vào mẫu.

Bước 4: Dùng 2 tay tác động lực cân bằng lên tấm gạt được cấp kèm theo để kéo mẫu.

Khi kéo đặt tấm gạt vuông góc 90 độ. Sau đo nghiêng nhẹ miếng gạt về phía trước để miếng gạt tạo với thước 1 góc 30 độ. Sau đó kéo đều mẫu trong 1-2 giây về phía cuối thước.

Riêng đối với mẫu lỏng như mực in, chất lỏng khác, để tránh kết quả thấy, nên kéo thước khoảng 5 giây.

Bước 5: Quan sát và đọc kết quả mẫu. Nên đọc trong điều kiện đầy đủ ánh sáng, không làm ảnh hưởng tới kết quả đo mẫu.

Đối với những mẫu bị lưu biến, nên thêm 1 lượng nhỏ dung dịch pha loãng vào mẫu, và khuấy đều tay. Sau đó kiểm tra lại. Cần ghi lại độ pha loãng trong báo cao. Vì đôi khi độ pha loãng có thể kết tụ hoặc làm ảnh hưởng tới kết quả đo độ mịn.

Đọc kết quả sau khi kiểm tra:

  • Quan sát vị trí xuất hiện các hạt dày đặc, nơi có từ 5-10 hạt trong dải rộng 3mm ngang qua rãnh. Loại bỏ các chấm hạt phân tán ở phía trên các chấm hạt dày.
  • Nếu thước đo độ mịn có thang đo 0-100um, độ đọc là 5um. 
  • Nếu thước đo độ mịn có thang đo 0-50um, độ đọc là 2um.
  • Nếu thước đo độ mịn có thang đo 0-25um, độ đọc là 1um.
  • Theo như kết quả kiểm tra bên dưới, giá trị độ mịn mẫu đo được là 45um.

Xác định độ mịn theo tiêu chuẩn việt nam 2091 1993

Xác định độ mịn theo tiêu chuẩn việt nam 2091 1993

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Ms.Yến – 094 936 0692 (Zalo)

Email: yenluu010@gmail.com

Skype: citi.yeudau

www.shopee.vn/yenluu010

www.thietbithinghiems.com

Độ bóng và các yếu tố ảnh hưởng tới độ bóng

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ BÓNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ BÓNG

  1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỘ BÓNG:

  • Độ bóng là độ phản xạ của ánh sáng khi chiếu lên bề mặt sản phẩm, dựa trên sự tương tác của ánh sáng với các đặc tính vật lý của bề mặt mẫu. Độ bóng sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhìn trực quan của bề mặt sản phẩm.
  • Mắt người vẫn là công cụ tốt nhất để đánh giá sự khác biệt về độ bóng
  • Tuy nhiên, kiểm soát bằng phân tích trực quan là không đủ, bởi vì các điều kiện đánh giá không được xác định rõ ràng, và mọi người nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
  • Ngoài ra, nhận thức chủ quan về ngoại hình phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân: những gì bóng bẩy đối với nhà sản xuất giấy có thể là không đúng đối với nhà sản xuất ô tô. Do đó cần một thiết bị để kiểm tra độ bóng 1 cách khách quan đó là Máy đo độ bóng.
    Độ bóng và các yếu tố ảnh hưởng tới độ bóng

    Độ bóng và các yếu tố ảnh hưởng tới độ bóng

2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ BÓNG:

2.1. ĐIỀU KIỆN BỀ MẶT

  • Chất liệu (ví dụ: lớp phủ, nhựa, kim loại)
  • Cấu trúc (ví dụ: mịn, nhám, gợn sóng)

2.2. CHIẾU SÁNG

  • Điều kiện tiên quyết để đánh giá ngoại hình là khả năng chiếu sáng trực tiếp.
  • Chiếu sáng khuếch tán gây ra phản xạ khuếch tán và giảm độ bóng. 

2.3. NGƯỜI QUAN SÁT

  • Thị lực và tâm trạng có vai trò quyết định trong việc phán đoán thị giác.
  • Ngoài ra, điều quan trọng là mắt chúng ta tập trung vào cái gì.
  • Chúng ta đánh giá bề mặt bằng cách tập trung mắt vào hình ảnh phản chiếu của nguồn sáng hoặc trên chính bề mặt. Khi chúng ta tập trung vào hình ảnh phản chiếu của một nguồn sáng, chất lượng hình ảnh được đánh giá – tức là khả năng phản xạ của bề mặt đối tượng. Nguồn sáng có thể xuất hiện rực rỡ hoặc mờ (bóng). Khi phản chiếu một cạnh, vùng tối có thể sáng hơn (sương mù =Haze) và cạnh có thể bị mờ hoặc rõ ràng (DOI).

Khi tập trung vào hình ảnh phản chiếu

  • Khi chúng ta tập trung vào bề mặt, chúng ta có thêm thông tin về kích thước và hình thức cấu trúc. Chúng ta xem những cấu trúc này như một mô hình gợn sóng của vùng sáng và vùng tối. Độ nặng này thường được gọi là hiện tượng lỗi sần vỏ cam (Orange Peel) hoặc dòng chảy / san lấp mặt bằng (Waveness).

Các yếu tố ảnh hưởng tới độ bóng

Các yếu tố ảnh hưởng tới độ bóng


Khi tập trung vào bề mặt sản phẩm

  • Cả hai loại đánh giá đều có trọng số riêng và góp phần vào tổng số nhận thức về ngoại hình.
  • Để đảm bảo chất lượng đáng tin cậy và thiết thực, cần phải xác định bề ngoài với các tiêu chí khách quan, có thể đo lường được. Việc xác định chính xác đặc điểm ngoại hình không chỉ giúp kiểm soát chất lượng mà còn cải thiện chất lượng và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  • Hiện nay có rất nhiều hãng cung cấp một giải pháp hệ thống hoàn chỉnh để kiểm tra bề ngoài: từ các dụng cụ cầm tay như máy đo độ bóng, máy đo độ mờ (Haze), máy đo DOI và máy đo độ trong suốt; đến các thiết bị để bàn với phần mềm QC.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Ms.Yến – 094 936 0692 (Zalo)

Email: yenluu010@gmail.com

Skype: citi.yeudau

www.shopee.vn/yenluu010

www.thietbithinghiems.com

Hướng dẫn sử dụng thẻ so màu quạt so màu

Hướng dẫn sử dụng thẻ so màu, quạt so màu

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THẺ SO MÀU, QUẠT SO MÀU

Hướng dẫn sử dụng thẻ so màu, quạt so màu, lá màu

1. Giới thiệu thẻ so màu, quạt so màu:

  • Ngày nay có rất nhiều cách để xác định màu sắc sản phẩm như sử dụng máy so màu, tủ so màu, bóng đèn so màu…Tuy nhiên có 1 cách đơn giản và hiệu quả đó là sử dụng quạt so màu/ thẻ so màu.
  • Quạt so màu được sử dụng theo từng tiêu chuẩn khác nhau. Phổ biến nhất là Quạt so màu hãng RAL (Đức), hãng Pantone (Mỹ) và hãng JPMA (Nhật Bản).
    Hướng dẫn sử dụng thẻ so màu, quạt so màu

                         Hướng dẫn sử dụng thẻ so màu, quạt so màu

  1. Quạt so màu hãng RAL – Đức:
  • Thẻ so màu hãng RAL được sử dụng phổ biến trong ngành sơn, mực in, nội thất…
  1. Quạt so màu hãng Pantone – Mỹ
  • Thẻ so màu hãng Pantone được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc, dệt nhuộm, trang trí nội thất…
  1. Quạt so màu hãng JPMA – Nhật Bản
  • Thẻ màu hãng JPMA được sử dụng phổ biến trong ngành sơn theo tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS)

2. Hướng dẫn sử dụng thẻ so màu, quạt so màu:

  • Dưới đây là bảng màu của quạt màu hãng RAl, Pantone và JPMA. Quý khách có thể so sánh màu sắc trên sản phẩm và màu sắc với quạt. Cũng có thể download bảng màu trên về tham khảo.
  • Link bảng JPMA
  • Link bảng RAL
  • Link bảng Pantone
  • Lưu ý các bản màu trên máy tính sẽ hiển thỉ khác nhau đôi chút trên màn hình máy tính/ điện thoại/ máy tính bảng của các hãng khác nhau.

Khuyến cáo nên mua bản giấy sử dụng để có độ chính xác tốt nhất.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Ms Yến  – 094 936 0692 (Zalo)

Skype: citi.yeudau

Email: yenluu010@gmail.com

https://thietbithinghiems.com

Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo độ nhớt

Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo độ nhớt?

TẠI SAO CẦN HIỆU CHUẨN MÁY ĐO ĐỘ NHỚT?

Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo độ nhớt hãng Brookfield bằng dung dịch nhớt chuẩn?

1. Tại sao phải sử dụng máy đo độ nhớt và hiệu chuẩn máy đo độ nhớt?

– Các nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát cần kiểm tra độ nhớt của sản phẩm. Từ các mẫu nước ngọt, người tương có độ lỏng tới các mẫu đặc hơn như nước sốt, kem đặc và kem nhão…

– Việc kiểm tra độ nhớt của mẫu là cần thiết trong các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm QC ở châu Âu. Để chắc chắn rằng sản phẩm cuối cùng trước khi giao cho khách hàng được kiểm tra 1 cách chính xác và đảm bảo chất lượng tốt nhất.

– Vì vậy các phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm QC và phòng nghiên cứu sản phẩm R&D sử dụng máy đo độ nhớt để kiểm tra độ nhớt của sản phẩm.

– Máy đo độ nhớt có phạm vi đo độ nhớt rộng, tùy thuộc vào cánh khuấy và tốc độ quay khác nhau có thể đo được nhiều mẫu có độ nhớt khác nhau.

– Hiện nay các nhà sản xuất họ cho ra đời rất nhiều model máy đo độ nhớt khác nhau để phù hợp với nhiều sản phẩm.

Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo độ nhớt

Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo độ nhớt

Xem thêm: Các loại máy đo độ nhớt hãng Brookfield tại đây.

– Tuy nhiên để đảm bảo các thông số kỹ thuật được chấp nhận từ khách hàng. Các hãng sản xuất máy đo độ nhớt luôn luôn có sản phẩm để hiệu chuẩn máy đo độ nhớt. Đảm bảo tính chính xác cho máy khi kiểm tra. Đó chính là Dung dịch hiệu chuẩn độ nhớt.

– Máy đo độ nhớt phổ biến nhất hiện nay là Brookfield – Mỹ. Hãng có dung dịch nhớt chuẩn kèm theo như sau:

Dung dịch nhớt chuẩn Broofield

Dung dịch nhớt chuẩn Broofield

Xem thêm: Chi tiết các loại nhớt chuẩn Brookfield tại đây.

2. Vậy giữa vô vàn giá trị nhớt chuẩn (từ 5 cps tới 100.000 cps) làm sao để chọn được thang đo phù hợp cho máy đo độ nhớt?

– Giữa vô vàn nhớt chuẩn làm sao để chọn được thang đo phù hợp cho máy đo độ nhớt? Câu hỏi này rất dễ trả lời:

Đó là dưa trên giá trị đo độ nhớt của mẫu sản phẩm. Chúng ta sẽ chọn thang đo độ nhớt gần với giá trị của mẫu sản phẩm.

VD: Giá trị độ nhớt của mẫu sản phẩm thường đo là 2.000 cps. Vậy chúng ta sẽ chọn dung dịch nhớt chuẩn 1.000 cps và 5.000 cps để sử dụng.

Khuyến cáo: Quý khách nên chọn 1 thang giá trị dưới giá trị đo và 1 thang trên giá trị đo.

– Mỗi một giá trị nhớt chuẩn sẽ có 1 chứng nhận kèm theo. Thông thường chúng được hiệu chuẩn tại nhiệt độ 25 độ C. Tuy nhiên nếu quý khách hàng có yêu cầu ở nhiệt độ khác. Vui lòng cho chúng tôi biết nhé!

– Quý khách nên giữ lại phiếu hiệu chuẩn trong từng chai nhớt chuẩn để tham khảo kết quả về sau.

– Nên thường xuyên hiệu chuẩn máy đo độ nhớt bằng dung dịch hiệu chuẩn để máy hoạt động tốt và hiệu quả lâu dài.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Ms Yến  – 094 936 0692 (Zalo)

Skype: citi.yeudau

Email: yenluu010@gmail.com

https://thietbithinghiems.com

Cách xác định độ bền màu vải

Độ bền màu vải được xác định như thế nào?

Độ bền màu vải được xác định như thế nào?

Độ bền màu vải được xác định như thế nào?

I. ĐỘ BỀN MÀU VẢI LÀ GÌ?

– Độ bền màu vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố vật lý, hóa học, cơ học tuy nhiên tác động ma sát và gặt là 2 yếu tố được quan tâm nhiều nhất.

– Chúng ta cùng tìm hiểu độ bền màu ma sát và độ bền màu giặt:

+ Độ bền màu vải ma sát: khả năng kháng lại sự thay đổi màu sắc của bề mặt không màu sang bề mặt có màu hoặc vải tiêu chuẩn khi bị chà sát ở điều kiện khô hoặc ướt.

+ Độ bền màu vải giặt: đánh giá khả năng phai màu của chất liệu cũng như cấu trúc sợi. 

Cách xác định độ bền màu vải

Cách xác định độ bền màu vải

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN MÀU VẢI?

– Hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền màu vải là: ma sát và giặt.

+ Độ bền màu vải ma sát: khả năng kháng lại sự thay đổi màu sắc của bề mặt không màu sang bề mặt có màu hoặc vải tiêu chuẩn khi bị chà sát ở điều kiện khô hoặc ướt.

– Có 2 tiêu chuẩn được sử dụng thông dụng để kiểm tra độ bền màu ma sát là ISO-105-X12  và AATCC-08.

Theo tiêu chuẩn ISO:mức ngâm nước vải là 100% còn tiêu chuẩn AATCC -08 mức ngâm ướt vải là 65%.

Độ bền màu ma sát này phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

+ Bản chất thuốc nhuộm

+ Màu thuốc nhuộm

+ Cấu trúc vải

+ Quy trình nhuộm

+ Độ bền màu vải giặt: đánh giá khả năng phai màu của chất liệu cũng như cấu trúc sợi. 

Vd:

+ Sợi vải cotton với thuốc nhuộm hoạt tính cho độ bền màu rất cao

+ Sợi vải cotton với thuốc nhuộm trực tiếp cho độ bền màu yếu, phải sử dụng chất cầm màu

+ Sợi vải polyester với thuốc nhuộm, cho độ bền màu rất tốt, chỉ cần giặt là sạch

– Tiêu chuẩn được sử dụng thông dụng để kiểm tra độ bền màu vải giặt là  AATCC-61A.

– Cách kiểm tra theo tiêu chuẩn AATCC-61A:

Mẫu kiểm tra có kích thước 2 x 6 inch, được may với tấm vải tiêu chuẩn. Tấm vải được giặt trong cốc nước thể tích 150ml, 0.225g xà bộng cộng với 50 viên bi thép. Mang quay mẫu trong vòng 45 phút tại nhiệt độ 45 độ C.

Sau đó mẫu được rửa sạch 3 lần và sấy khô ở 70 độ C. Hồi ẩm 4 tiếng trước khi đánh giá.

Độ bền màu giặt này phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

+ Cấu trúc sợi vải

+ Màu thuốc nhuộm

+ Quy trình nhuộm

+ Tay nghề thợ nhuộm

III. CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU VẢI?

– Độ bền màu được xác định dựa vào thước xám chuẩn.

– Xám chuẩn chính là thước đo độ tương phản màu sắc của sản phẩm biểu thị độ bền màu.

– Có 2 loại xám chuẩn là: Xám chuẩn đo độ phai màu xám chuẩn đo độ dây màu.

– Cách khác là có thể sử dụng máy đo độ bền màu vải.

Thước xám chuẩn cho ngành may mặc

Thước xám chuẩn cho ngành may mặc

Xem thêm:

Thước xám chuẩn xác định độ bền màu

– Tủ so màu vải

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Ms. Yến – 094 936 0692 (zalo)

Skype: citiyeudau

Email: yenluu010@gmail.com

www.thietbithinghiems.com

Máy so màu NS810

Chọn máy so màu phù hợp với sản phẩm

Chọn máy so màu phù hợp với sản phẩm

  1. Máy so màu là gì?

    – Máy so màu là thiết bị nhạy sáng dùng để đo lượng màu được hấp thụ của 1 vật dưới ánh sáng xác định.
    Máy so màu sẽ xác định màu sắc nhờ vào 3 màu cơ bản như đo, xanh dương và xanh lá của ánh sáng hấp thụ giống như mắt người.
    -Khi ánh sáng truyền qua mẫu, một phần ánh sáng sẽ bị hấp thụ và kết quả là chỉ 1 lượng ánh sáng được phản xạ ngườc lại môi trường. Phần ánh sáng bị hấp thụ chính là phản ánh màu sắc của sản phẩm.

    Chọn máy so màu phù hợp sản phẩm

    Chọn máy so màu phù hợp sản phẩm

  2. Cách hoạt động của máy so màu:

    – Ánh sáng sẽ được truyền qua thấu kính và dung dịch nhất định. Sau đó phản xạ lại môi trường.
    – Máy sẽ đo lượng ánh sáng bị mất đi trong quá trình truyền qua dung dịch và được biểu thị bằng đồ thị.
    – Chúng sẽ có mối tương quan với nhau

  3. Ứng dụng máy so màu:

    – Máy so màu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
    + Ngành sơn, mực in, vải dệt: so màu các mẫu sơn, màu in, vải, dệt nhuộm…
    + Ngành nhựa: so màu hạt nhựa
    + Ngành dược phẩm: so màu bao viên thuốc, lọ thuốc, bột thuốc…
    + Ngành mỹ phẩm: các mẫu mỹ phẩm, da…
    + Ngành y tế: hồng cầu trong máu…
    + Rất nhiều ngành khác

  4. Chọn máy so màu phù hợp với sản phẩm:

    – Có rất nhiều máy so màu khác nhau bao gồm máy so màu (biểu thị mật độ của các màu sắc cơ bản) và máy so màu quang phổ (biểu thị độ phản xạ và truyền màu sắc).
    – Máy so màu quang phổ sử dụng phương pháp khác, phức tạp hơn để đo màu sắc sản phẩm, không giống với máy so màu thông thường. Vì vậy máy so màu quang phổ cần xử lý cẩn thận và thường xuyên hiệu chuẩn hơn máy so màu thông thường.
    – Xem thêm: Sự khác biệt giữa máy so màu và máy so màu quang phổ 

    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Ms. Yến – 094 936 0692 (zalo)

    Skype: citiyeudau

    Email: yenluu010@gmail.com

    www.thietbithinghiems.com